Tiêu chuẩn ISO 22000 là một quy chuẩn được nhiều doanh nghiệp thực phẩm hiện nay áp dụng. Bởi bộ quy tắc này có thể giúp các doanh nghiệp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn trong quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Vậy cụ thể tiêu chuẩn này là gì? Hãy cùng GCDRI tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!  

1. Chứng chỉ ISO 22000 là gì?  

Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization). Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ để các tổ chức thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.  

Đặc biệt, ISO 22000 có thể áp dụng cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến đến phân phối. Hiện tại, phiên bản chứng chỉ mới nhất được áp dụng là ISO 22000:2018. Đây là hệ thống tiêu chuẩn được cập nhật phù hợp với các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay và đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.  

Tiêu chuẩn ISO 22000: Đối tượng, mục tiêu & yêu cầu cơ bản - Tiêu chuẩn ISO 22000

Chứng chỉ ISO 22000 đưa ra các yêu cầu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  

2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất  

Giấy chứng nhận ISO 22000 có thể cấp cho mọi doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm. Đây có thể là các đơn vị trực tiếp chế biến, sản xuất, phân phối nguyên liệu, phụ gia, thành phẩm, hoặc các đơn vị gián tiếp như cung cấp bao bì, dịch vụ vận chuyển,… Cụ thể các đối tượng doanh nghiệp có thể áp dụng  tiêu chuẩn ISO 22000 là:

  • Nông trại, nông trường, trang trại sữa hoặc ngư trường  

  • Đơn vị chế biến các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản,…  

  • Đơn vị sản xuất lương thực như ngũ cốc, bánh mì  

  • Nhà sản xuất đồ uống đóng chai, thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh  

  • Đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến thực phẩm như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,…  

  • Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, phân phối và vận chuyển thực phẩm 

  • Cơ sở cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, chất phụ gia trong chế biến thực phẩm

  • Cơ sở cung cấp dịch vụ vệ sinh và đóng gói thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: Đối tượng, mục tiêu & yêu cầu cơ bản - Tiêu chuẩn ISO 22000

Chứng chỉ ISO 22000 có thể được cấp cho nhà hàng, khách sạn  

3. Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000  

Mục tiêu chính của chứng nhận ISO 22000 là đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trở nên khó khăn do sự tham gia của nhiều đơn vị trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Để giải quyết vấn đề này, tiêu chuẩn ISO 22000 cung cấp các hướng dẫn để doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm trên toàn hệ thống.

ISO 22000 không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn là chìa khóa để các đơn vị mở rộng cơ hội kinh doanh của mình ra thị trường toàn cầu. Nhờ áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp sẽ được trang bị kiến thức và công cụ để cập nhật các xu hướng quan trọng về an toàn thực phẩm trên thị trường quốc tế. Từ đó doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý hiện tại, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao.

Tiêu chuẩn ISO 22000: Đối tượng, mục tiêu & yêu cầu cơ bản - Tiêu chuẩn ISO 22000

Mục tiêu của ISO 22000 là đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng  

4. Một số yêu cầu cơ bản của chứng nhận ISO 22000  

Để được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 22000, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn này. Cụ thể, các yêu cầu bao gồm:  

  • Doanh nghiệp cần có chính sách an toàn thực phẩm tổng thể áp dụng trong mọi hoạt động trên toàn hệ thống, Chính sách này phải được xây dựng bởi ban lãnh đạo cấp cao và được truyền đạt cẩn thận, chi tiết đến tất cả các phòng ban, bộ phận, nhân viên trong doanh nghiệp.  

  • Doanh nghiệp phải đặt ra các mục tiêu cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Những mục tiêu này sẽ là động lực thúc đẩy toàn bộ doanh nghiệp nỗ lực tuân thủ chính sách an toàn thực phẩm đã được đề ra.  

  • Các quy trình quản lý an toàn thực phẩm cần được lên kế hoạch cụ thể và hệ thống hóa thành văn bản để truyền đạt tới toàn doanh nghiệp.   

  • Doanh nghiệp muốn đạt tiêu chuẩn ISO 22000 cần thiết lập hệ thống lưu giữ các hồ sơ về hiệu suất hoạt động của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.  

  • Để đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vận hành hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao, việc thành lập đội ngũ an toàn thực phẩm chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Đội ngũ này sẽ có trách nghiệp đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm diễn ra hiệu quả và có đề xuất cải tiến phù hợp khi cần thiết.  

  • Doanh nghiệp cần xây dựng các kênh liên lạc để việc truyền đạt thông tin về đảm bảo an toàn thực phẩm được diễn ra chính xác và kịp thời. Các kênh này bao gồm kênh liên lạc nội bộ và kênh giao tiếp với các bên hữu quan như nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng,… Doanh nghiệp có thể tham khảo các kênh như họp định kỳ, hội nhóm trên mạng xã hội, hệ thống ERP,…  

  • Các hệ thống thiết bị để kiểm soát, khắc phục rủi ro mất an toàn vệ sinh thực phẩm cần được thiết lập. Các hệ thống này có thể là hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hệ thống xử lý sản phẩm không đạt chuẩn, hệ thống giám sát và đo lường chất lượng sản phẩm,…  

  • Doanh nghiệp cần có kế hoạch xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như kế hoạch thu hồi sản phẩm, kế hoạch xử lý sai phạm,…   

  • Các cuộc họp đánh giá định kỳ cần được duy trì tổ chức để đánh giá hiệu suất, chất lượng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sao cho đạt tiêu chuẩn ISO 22000. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để liên tục cập nhật và cải tiến hệ thống này hướng đến hiệu quả hoạt động tốt nhất.  

  • Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động của  hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Ví dụ, doanh nghiệp nên có các chương trình đào tạo nhân viên, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đạt chuẩn,…  

Tiêu chuẩn ISO 22000: Đối tượng, mục tiêu & yêu cầu cơ bản - Tiêu chuẩn ISO 22000

Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động của hệ thống chuẩn ISO 22000  

5. Các phiên bản của giấy chứng nhận ISO 22000

Bộ  tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm một hệ thống nhiều phiên bản tiêu chuẩn con. Các tiêu chuẩn con này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp và tổ chức thực phẩm cách vận hành để được cấp  chứng nhận ISO 22000.   

Cụ thể, những tiêu chuẩn con đặt ra yêu cầu về chương trình điều kiện tiên quyết (PRP) cho các thành phần trong chuỗi cung ứng thực phẩm. PRP bao gồm các hoạt động giúp duy trì môi trường hợp vệ sinh như hoạt động kiểm soát vệ sinh, kiểm soát động vật gây hại, bảo dưỡng thiết bị sản xuất,… Những phiên bản tiêu chuẩn con là:  

  • ISO 22000:2018: Đây là chứng nhận cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất, thay thế cho phiên bản cũ là ISO 22000:2005. Giấy chứng nhận này phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp trong trong chuỗi cung ứng thực phẩm. 

  • ISO 22001: Đây là hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2000 cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống (thay thế ISO 15161:2001).

  • ISO/TS 22002 – 1:2009: Tiêu chuẩn này đề cập đến các chương trình tiên quyết về việc đảm bảo an toàn thực phẩm dành cho khâu sản xuất thực phẩm.  

  • ISO/TS 22002 – 2:2013: Tiêu chuẩn yêu cầu các chương trình điều kiện tiên quyết về việc đảm bảo an toàn thực phẩm dành cho khâu phục vụ ăn uống.  

  • ISO/TS 22002 – 3:2011: Đây là các yêu cầu về chương trình điều kiện tiên quyết nhằm đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm dành cho các trang trại.  

  • ISO/TS 22002 – 4:2013: Doanh nghiệp trong lĩnh vực đóng gói thực phẩm cần đáp ứng các chương trình điều kiện tiên quyết về an toàn thực phẩm tại tiêu chuẩn này.

  • ISO/TS 22003:2013: Các đơn vị thực hiện đánh giá và chứng nhận  hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 cần đáp ứng tiêu chuẩn này.  

  • ISO/TS 22004:2014: Đây là hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo chuẩn ISO 22000:2005.  

  • ISO 22005:2007: Tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu đối với việc thiết kế và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trong chuỗi cung ứng thực phẩm.  

  • ISO 22006: Đây là hướng dẫn áp dụng ISO 9002:2000 cho việc thiết kế và triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất cây trồng.   

Tiêu chuẩn ISO 22000: Đối tượng, mục tiêu & yêu cầu cơ bản - Tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000:2018 là chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mới nhất  

6. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000  

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp thực phẩm thực hiện áp dụng và đăng ký chứng nhận ISO 22000. Lí do là chứng chỉ ISO 22000 mang lại cho các doanh nghiệp này vô vàn lợi ích. Cụ thể các lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm:

  • Đáp ứng yêu cầu kinh doanh hợp pháp: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu pháp lý đối với các doanh nghiệp thực phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng giấy chứng nhận ISO 22000 để thay thế loại giấy này, đảm bảo cho việc kinh doanh được diễn ra hợp pháp.

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh toàn diện. Mọi khâu trong quá trình cung ứng thực phẩm như nhập nguyên liệu, chế biến, đóng gói, phân phối đều được vận hành chuẩn xác, vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho người tiêu dùng.   

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Để đáp ứng  tiêu chuẩn ISO 22000, doanh nghiệp cần liên tục nâng cấp hệ thống sản xuất, công nghệ chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn. Từ đó, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao.  

  • Tạo lòng tin và lợi thế cạnh tranh: Chứng nhận ISO 22000 là minh chứng cho việc doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là cơ sở để đối tác, khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Lòng tin về chất lượng an toàn cũng sẽ giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc, nổi bật hơn so với đối thủ trên thị trường.  

  • Tạo cơ hội phát triển trong thị trường quốc tế: Tiêu chuẩn ISO 22000 được công nhận trên toàn thế giới. Do đó, doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ có cơ hội mang sản phẩm đến thị trường quốc tế và nâng cao lợi nhuận.

Tiêu chuẩn ISO 22000: Đối tượng, mục tiêu & yêu cầu cơ bản - Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 giúp doanh nghiệp thực phẩm kiểm soát khâu đóng gói sản phẩm sạch  

7. GCDRI – Đăng ký tiêu chuẩn ISO 22000 chuyên nghiệp  

Để doanh nghiệp của bạn được cấp chứng chỉ ISO 22000 một cách nhanh chóng, bạn cần chọn đúng đơn vị cung cấp dịch vụ đánh giá và chứng nhận chuyên nghiệp và uy tín. Một trong những tổ chức hàng đầu tại Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận quốc tế mà bạn không thể bỏ qua là Viện Nghiên cứu Phát triển Chứng nhận Toàn cầu (GCDRI).  

GCDRI là đơn vị đã có danh tiếng vượt trội trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận quốc tế. Đây là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận các tiêu chuẩn ISO như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000,… Ngoài ra, GCDRI còn thực hiện đánh giá việc tuân thủ nhiều loại tiêu chuẩn sản phẩm như CE Marking, FDA, Halal,…

Tiêu chuẩn ISO 22000: Đối tượng, mục tiêu & yêu cầu cơ bản - Tiêu chuẩn ISO 22000

GCDRI là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận quốc tế chuyên nghiệp  

Cho đến nay, GCDRI đã thực hiện chứng nhận nhiều tiêu chuẩn quốc tế với tỷ lệ thành công cao cho rất nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài. Một số khách hàng tiêu biểu của GCDRI là Viet Sun Birdnest, Cổ phần Nông trại Hữu cơ Quảng Trị, SHome Việt Nam,… 

Tiêu chuẩn ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Bất kể doanh nghiệp nào thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm có chứng chỉ ISO 22000 sẽ được chứng nhận đáp ứng đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh quốc tế. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên cấp chứng nhận ISO 22000, bạn hãy liên hệ GCDRI để nhận tư vấn ngay hôm nay nhé!  

THÔNG TIN LIÊN HỆ: