Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích không chỉ là minh chứng cho năng lực chuyên môn của các cá nhân và đơn vị trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Chứng chỉ này còn còn là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo chất lượng và tính nguyên vẹn của các công trình di tích. Vậy điều kiện để được cấp chứng chỉ này là gì? Bạn hãy cùng GCDRI tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thi công tu bổ di tích là gì?

Thi công tu bổ di tích là quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, gìn giữ và phục hồi các di tích lịch sử – văn hóa, đảm bảo an toàn, ổn định, lâu bền cho di tích. Căn cứ theo điều 16 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL, công việc này bao gồm các hoạt động như tu bổ tại chỗ, tháo rời toàn bộ cấu trúc để tu bổ và hạ giải di tích cấu trúc của di tích.

Tuy nhiên, bất kể là tu bổ tại chỗ hay tháo rời toàn bộ cấu kiện, công việc thi công tu bổ di tích luôn phải được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ đạo của các chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo tồn di tích. Đồng thời, phải tuân thủ đúng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành.

Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích - Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích
Tu bổ di tích
Thi công tu bổ di tích là quá trình nhằm bảo vệ, gìn giữ và phục hồi các di tích lịch sử – văn hóa

2. Công việc khi hành nghề thi công tu bổ di tích

Trước khi bắt đầu tiến hành bất kỳ công việc tu bổ nào, đội ngũ thi công cần tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của di tích. Qua đó, họ sẽ xây dựng kế hoạch, phương án thi công phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Cụ thể, các công việc khi tiến hành thi công bổ tu di tích bao gồm:

2.1 Tu bổ tại chỗ hoặc tháo rời ít cấu kiện

Việc tu bổ tại chỗ hoặc tháo rời ít cấu kiện thường được áp dụng đối với những di tích nhỏ, ít phức tạp và chỉ bị hư hỏng ở một số bộ phận cụ thể. Trong trường hợp này, đội ngũ thi công có thể tiến hành tu bổ ngay tại chỗ hoặc tháo rời một số ít cấu kiện để sửa chữa như:

  • Thi công tu bổ bao che khu vực cấu kiện để đảm bảo an toàn cho toàn bộ kiến trúc.

  • Thi công lắp đặt hệ thống ký hiệu cấu kiện và các thành phần được đánh dấu trên bản vẽ vào cấu trúc tương ứng của toàn bộ kiến trúc.

  • Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện không được ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện. Dấu hiệu này phải được loại bỏ hoàn toàn sau quá trình thi công tu bổ di tích.

  • Cần chụp ảnh, ghi hình, quay phim sau khi đã đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện.

  • Phối hợp với chủ đầu tư, tổ tư vấn và ban giám sát để xác định chính xác tình trạng của cấu kiện và thành phần kiến trúc.

  • Thực hiện thi công tu bổ theo chính xác nội dung thiết kế trong bản vẽ thi công đã được phê duyệt.

Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích - Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích
Việc tu bổ tại chỗ hoặc tháo rời ít cấu kiện thường được áp dụng đối với những di tích nhỏ

2.2 Tháo rời toàn bộ cấu kiện

Việc tháo rời toàn bộ cấu kiện thường được áp dụng đối với những di tích lớn, có cấu trúc phức tạp và bị hư hỏng nặng. Khi đó, đội ngũ thi công sẽ thực hiện các công việc tháo rào toàn bộ các cấu kiện thông qua các công việc sau:

  • Tổ thi công phải xây dựng nhà che để phục vụ cho việc tu bổ di tích, bản quản cấu kiện và các thành phần kiến trúc.

  • Thi công lắp đặt hệ thống ký hiệu cấu kiện và các thành phần được đánh dấu trên bản vẽ vào cấu trúc tương ứng của toàn bộ kiến trúc.

  • Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện không được ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện. Dấu hiệu này phải được loại bỏ hoàn toàn sau quá trình thi công tu bổ di tích.

  • Cần chụp ảnh, ghi hình, quay phim sau khi đã đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện.

  • Hạ giải di tích theo quy định tại Điều 17 Thông tư Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL.

  • Phối hợp với Hội đồng đánh giá tình trạng kỹ thuật cấu kiện, thành phần kiến trúc và phân loại, lựa chọn cấu kiện, có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại Bảo tàng cấp tỉnh.

  • Thực hiện thi công tu bổ theo chính xác nội dung thiết kế trong bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Biên bản của Hội đồng đánh giá di tích hoặc hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt.

Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích - Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích
Việc tháo rời toàn bộ cấu kiện thường được áp dụng đối với những di tích lớn,

2. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích

Theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh. Khi tiến hành công việc, cá nhân hoặc tổ chức phải được cấp chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích. Trong đó, các điều kiện mà cá nhân, tổ chức cần đáp ứng bao gồm:

Điều kiện năng lực của tổ chức thi công tu bổ di tích được quy định tại Điều 9 Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, theo đó:

Điều 9. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công tu bổ di tích

  • Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng;

  • Có ít nhất 03 người có Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích, trong đó có người đủ điều kiện năng lực chỉ huy trưởng công trường thi công tu bổ di tích theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

  • Có đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Điều 8 Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL. Điều kiện năng lực của tổ chức lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích

  • Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án, báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thiết kế hoặc tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án theo quy định pháp luật về xây dựng;

  • Có ít nhất 03 người có Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, trong đó có người đủ điều kiện năng lực chủ nhiệm lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích hoặc giám đốc tư vấn quản lý dự án tu bổ di tích theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

  • Đã tham gia tư vấn lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt.

Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích - Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích
Điều kiện để cấp chứng chỉ tu bổ di tích 

4. Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích là hồ sơ cần thiết để chứng minh năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực bảo tồn và phục hồi di tích văn hóa. Thông thường, 1 bộ hồ sơ đăng ký chứng chỉ hành nghề sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

Để đăng ký chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích, các cá nhân và đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

  • Đơn Đề Nghị: Theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ.

  • Danh Sách Người Được Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề: Kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của các cá nhân liên quan. Yêu cầu cụ thể:

    • Ít nhất 01 người được cấp chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

    • Ít nhất 01 người được cấp chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

    • Ít nhất 01 người được cấp chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

    • Ít nhất 01 người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

    • Bản Sao Quyết Định Thành Lập Hoặc Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp: Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

    • Số Lượng Hồ Sơ: Nộp 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh.

Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích - Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích
Danh sách giấy tờ cần có để đăng ký chứng chỉ hành nghề thi công bổ tu di tích

5. Quy trình thực hiện đăng ký hành nghề thi công tu bổ di tích

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để đăng ký chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích. Cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích. Khi đó, hồ sơ của bạn sẽ được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải quyết theo trình tự sau:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích - Chứng Chỉ Hành Nghề Thi Công Tu Bổ Di Tích
Hồ sơ sẽ được nộp qua đường bưu điện đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

6. Liên hệ đăng ký dịch vụ

GCDRI tự hào là đơn vị đồng hành cùng bạn trên hành trình hiện thực hóa ước mơ trở thành chuyên gia tu bổ di tích. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về luật pháp và quy định liên quan đến lĩnh vực di sản, GCDRI cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và đáng tin cậy.

Tại sao nên lựa chọn GCDRI?

  • Tư vấn và hỗ trợ làm hồ sơ và xin cấp chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

  • Đào tạo kiến thức về tu bổ, phục hồi, bảo quản di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến làm hồ sơ, thủ tục xin cấp các giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích  khác.

Suốt nhiều năm hoạt động của mình, đơn vị đã hợp tác và hỗ trợ nhiều đối tác.Do đó, GCDRI tự tin là đối tác đáng tin cậy giúp cá nhân, tổ chức bổ sung kiến thức và chuẩn bị hồ sơ để việc xin cấp chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích trở nên đơn giản và nhanh chóng.

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về quy trình và điều kiện để chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích. Việc tuân thủ đúng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chứng chỉ này, hãy liên hệ GCDRI để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ: