Tiêu chuẩn ISO 27001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC). Vậy áp dụng chứng nhận ISO 27001 mang lại các lợi ích gì? Sự khác biệt giữa ISO 27001:2022 và ISO 27001:2013 là gì? Bạn hãy cùng GCDRI tìm hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn ISO 27001 thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái quát chung về tiêu chuẩn ISO 27001
Trong thế giới ngày nay, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi tổ chức. Tuy nhiên, thông tin cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh mạng, có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng về tài chính, uy tín và hoạt động kinh doanh. Do đó, việc triển khai một hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001 là điều cần thiết để bảo vệ thông tin của tổ chức.
1.1 Chứng nhận ISO 27001 là gì?
ISO 27001:2013 – Tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. ISO 27001:2013 mang đến giải pháp toàn diện cho việc bảo vệ thông tin cho mọi doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn này hoạt động thông qua việc lập kế hoạch, xây dựng và triển khai hệ thống quản lý an ninh thông tin chặt chẽ, phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, quy chuẩn ISO 27001 giúp các doanh nghiệp bảo vệ thông tin của mình một cách toàn diện. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO 27001 còn giúp bảo mật thông tin đa chiều, giảm thiểu nguy cơ đánh cắp dữ liệu, truy cập trái phép, tấn công mạng và các mối đe dọa an ninh thông tin khác.
Chứng nhận ISO 27001 về hệ thống quản lý an ninh thông tin
Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 27001 còn giúp nâng cao uy tín và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ việc thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín và trách nhiệm của tổ chức đối với khách hàng và đối tác.
1.2 Đối tượng sử dụng tiêu chuẩn ISO 27001
ISO 27001 phù hợp với mọi lĩnh vực, loại hình và quy mô. Bất kể ngành nghề, quy mô hay vị trí địa lý, ISO 27001 đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này một cách hiệu quả. Đặc biệt hữu ích cho các ngành nhạy cảm như ngành công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính, ngân hàng… cần ưu tiên áp dụng ISO 27001 để bảo vệ dữ liệu quan trọng. Dưới đây là các đối tượng chính được khuyến khích áp dụng ISO 27001:
-
Đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm
-
Nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán thực phẩm
-
Cơ sở cung cấp nguyên liệu, phụ gia, thiết bị chế biến thực phẩm
-
Đơn vị lưu trữ, phân phối, vận chuyển thực phẩm
-
Trang trại, nông trại, ngư trường
-
Đơn vị dọn dẹp, vệ sinh, chế biến thực phẩm
2. Quá trình phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 27001
ISO 27001 là tiêu chuẩn quan trọng trong bộ ISO/IEC 27000, quy định các yêu cầu cho một Hệ thống quản lý an ninh thông tin hiệu quả. Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn này được ban hành vào tháng 10/2005. Đến tháng 10/2013, phiên bản thứ 2 là ISO 27001:2013 được ban hành. Phiên bản thứ 3 ban hành vào 10/2022 cũng là phiên bản mới nhất của ISO 27001 với nhiều bổ sung, cải tiến.
Hệ thống ISO 27000 này giúp các doanh nghiệp quản lý và bảo mật hiệu quả các thông tin quan trọng của mình như tài chính, sở hữu trí tuệ, nhân sự hay các thông tin được ủy thác cho bên thứ ba. Bên cạnh đó, hệ thống thống này còn giúp đề xuất quy trình quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn và sẵn có của thông tin.
ISO/IEC 27000 được phát triển với mục đích hỗ trợ các tổ chức bảo vệ an toàn tài sản thông tin
3. Sự khác biệt giữa ISO 27001:2022 và ISO 27001:2013
So với phiên bản ISO/IEC 27001:2013, phiên bản mới nhất – ISO/IEC 27001:2022 mang đến nhiều thay đổi đáng chú ý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý an ninh thông tin cho tổ chức với những điểm nhấn chính như sau:
-
Tên đầy đủ: ISO/IEC 27001:2022 – An ninh thông tin, An ninh mạng và Bảo vệ quyền riêng tư, thể hiện sự bao quát và toàn diện hơn trong phạm vi bảo mật.
-
Cập nhật phụ lục A: Phụ lục A phù hợp với ISO/IEC 27002:2022, bao gồm những thay đổi về số lượng và danh sách biện pháp kiểm soát theo nhóm.
-
Giảm số lượng biện pháp kiểm soát: Từ 114 xuống 93, tập trung vào các biện pháp thiết yếu và hiệu quả nhất.
-
Hợp nhất biện pháp kiểm soát: 57 biện pháp được hợp nhất thành 24, tối ưu hóa cấu trúc và giảm thiểu trùng lặp.
-
Phân loại biện pháp kiểm soát: Chia thành 4 nhóm gồm kiểm soát tổ chức, kiểm soát con người, kiểm soát vật lý và kiểm soát công nghệ, giúp dễ dàng quản lý và triển khai.
-
Bổ sung 11 biện pháp kiểm soát mới: Phiên bản ISO/IEC 27001:2022 phản ánh các mối đe dọa và nhu cầu bảo mật mới nổi trong thời đại công nghệ số.
-
Cập nhật các khoản từ 4 đến 10: ISO/IEC 27001:2022 bổ sung nội dung mới và điều chỉnh cấu trúc, tăng cường tính rõ ràng và dễ hiểu.
-
Thay đổi thuật ngữ và sắp xếp câu: Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2022 tối ưu hóa ngôn ngữ và bố cục để nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin.
ISO/IEC 27001:2022 là phiên bản tiên tiến nhất hiện nay của tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an ninh thông tin này mang đến giải pháp toàn diện cho mọi tổ chức. Việc áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn này sẽ giúp tổ chức bảo vệ an toàn thông tin một cách hiệu quả, nâng cao uy tín và thúc đẩy phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.
4. Một số lợi ích áp dụng chứng nhận ISO 27001
Sau đây là một vài lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng chứng nhận ISO/IEC 27001:
-
Nâng cao hiệu quả bảo vệ thông tin, giảm thiểu rủi ro vi phạm: ISO 27001 giúp doanh nghiệp xác định và xử lý các lỗ hổng an ninh thông tin trước khi chúng bị khai thác, từ đó giảm thiểu nguy cơ vi phạm dữ liệu.
-
Tăng cường uy tín và niềm tin của khách hàng, đối tác: Khi các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này, họ sẽ thể hiện rõ sự cam kết của mình trong việc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường uy tín và niềm tin của khách hàng và các đối tác. Ngoài ra, tiêu chuẩn này không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn mang đến trải nghiệm dịch vụ tin cậy và chuyên nghiệp, giúp thu hút và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.
-
Thúc đẩy phát triển bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh: Sử dụng tiêu chuẩn ISO 27001 giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý an ninh thông tin, giảm thiểu thời gian gián đoạn hoạt động do sự cố an ninh mạng. Bên cạnh đó, ISO 27001 còn giúp tăng cường khả năng thích ứng để tạo dựng lợi thế cạnh tranh, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực bảo mật thông tin thúc đẩy phát triển bền vững.
-
Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật thông tin: Tiêu chuẩn giúp đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định và luật pháp về bảo mật thông tin, tránh vi phạm pháp luật và các rủi ro pháp lý. Qua đó, doanh nghiệp sẽ thể hiện được sự minh bạch trong việc quản lý an ninh thông tin, tăng cường niềm tin của khách hàng, đối tác và các bên liên quan.
-
Linh hoạt kiểm soát mọi khu vực đã được chọn trong doanh nghiệp bạn: Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 cung cấp khung tham khảo chung, cho phép tổ chức linh hoạt áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp với nhu cầu và đặc thù riêng. Tổ chức có thể lựa chọn áp dụng các biện pháp kiểm soát cho các khu vực quan trọng hoặc có rủi ro cao, tối ưu hóa nguồn lực và hiệu quả thực hiện.
Áp dụng chứng nhận ISO 27001 mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
5. Những lưu ý cần nắm của tiêu chuẩn ISO 27001
Doanh nghiệp cần lưu ý về vấn đề hiệu lực chứng nhận và giám sát định kỳ sau khi đạt chứng nhận ISO 27001:2022. Vì chứng nhận ISO 27001 chỉ có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp. Trong 3 năm này, tổ chức sẽ trải qua 2 lần giám sát định kỳ nhằm mục đích đảm bảo hệ thống quản lý vẫn được duy trì hiệu quả và tuân thủ các yêu cầu trong suốt thời hạn hiệu lực của chứng nhận.
Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) liên tục là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động và giữ vững chứng nhận. Doanh nghiệp cần thực hiện cập nhật hệ thống ISMS theo những thay đổi của tiêu chuẩn và môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nâng cao nhận thức và năng lực của nhân viên về an ninh thông tin để xử lý kịp thời các rủi ro và sự cố an ninh thông tin.
Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 27001:2022 có cùng cấu trúc cấp cao (HLS) với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 14001, ISO 9001. Do đó, việc áp dụng ISO 27001 có thể được tích hợp hiệu quả với các hệ thống quản lý hiện có, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian triển khai.
6. Gợi ý địa chỉ thành lập tiêu chuẩn ISO 27001 nhanh chóng
Bạn đang tìm kiếm dịch vụ tư vấn và chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001 nhanh chóng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm? GCDRI chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. GCDRI là một tổ chức uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận quốc tế. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ với mức giá cạnh tranh, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều tổ chức.
Đội ngũ chuyên gia của GCDRI có kiến thức chuyên môn cao và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, đảm bảo giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn tổ chức trong suốt quá trình chứng nhận ISO. GCDRI luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng trong đăng ký tiêu chuẩn ISO 45001 và các tiêu chuẩn khác nhờ vào:
-
Đội ngũ chuyên gia tài năng, giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng và tận tâm trong từng dự án.
-
7 năm kinh nghiệm tư vấn chứng nhận toàn cầu cho hơn 1000 khách hàng, bao gồm công ty TNHH Rồng Vina, CTCP Những Nụ cười Việt Nam, và công ty TNHH Thực phẩm Cát Tần.
-
Hoàn thành 200 dự án với tỉ lệ hài lòng đạt 100% và hợp tác với 20 đơn vị đối tác toàn cầu.
-
Cung cấp các dịch vụ đa dạng, trọn gói như chứng nhận hệ thống ISO 45001, ISO 9001, chứng nhận sản phẩm ISO 22000, HACCP, HALAL, GMP,…
-
Chi phí hợp lý, được công khai rõ ràng và không phát sinh thêm trong quá trình đăng ký chứng nhận.
GCDRI – Địa chỉ thành lập tiêu chuẩn ISO 27001 nhanh chóng
Mong rằng sau khi đọc bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 27001. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này có thể giúp tổ chức giảm thiểu rủi ro, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay cho GCDRI để được giải đáp nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
-
Địa chỉ trụ sở: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark, Số 1 Đường Trần Thủ Độ , Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.
-
Website: https://chungnhantoancau.vn/
-
Hotline: 0904.889.859 – 0908.060.060
-
E-mail:chungnhantoancau@gmail.com