Chứng nhận GLOBAL GAP ra đời như một giải pháp hiệu quả, giúp các doanh nghiệp nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu. Vậy GLOBAL GAP là gì? Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của GCDRI để có cái nhìn toàn diện về chứng nhận này nhé!
1. Chứng nhận Globalgap là gì?
Chứng nhận GLOBAL GAP (Good Agricultural Practice) là một tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất nông nghiệp bền vững. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, bao gồm các yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. GLOBAL GAP áp dụng cho nhiều loại sản phẩm nông nghiệp, bao gồm:
-
Trồng trọt: rau củ quả, hoa và cây cảnh, cây trồng lấy hạt.
-
Chăn nuôi: gia súc, gia cầm, thủy sản.
-
Vật liệu nhân giống: hạt giống, cây giống.
-
Các lĩnh vực khác: GLOBAL GAP còn có các tiêu chuẩn bổ sung cho các lĩnh vực cụ thể như sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản, đơn vị sản xuất, cung cấp thức ăn hữu cơ và chế biến sản phẩm.
Chứng nhận GLOBAL GAP là một tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất nông nghiệp bền vững
Có thể thấy, chứng nhận GLOBAL GAP đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà sản xuất nông nghiệp với thị trường toàn cầu. Tiêu chuẩn này tạo ra “tiếng nói chung” giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp xây dựng lòng tin và tăng cường minh bạch trong chuỗi cung ứng.
Cụ thể, đối với nhà sản xuất, GLOBAL GAP cung cấp một khung quản lý chất lượng toàn diện, giúp cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro. Đối với người tiêu dùng, chứng nhận này là một bảo đảm về chất lượng và an toàn của sản phẩm. Điều này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu, và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
2. Một số yêu cầu quan trọng trong giấy chứng nhận Global gap
Để đạt được chứng nhận GLOBAL GAP, các doanh nghiệp nông nghiệp cần tuân thủ một loạt các yêu cầu nghiêm ngặt. Những yêu cầu này bao quát nhiều khía cạnh của quá trình sản xuất, từ quản lý đầu vào đến thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Dưới đây là một số yêu cầu quan trọng mà doanh nghiệp cần đáp ứng để được cấp chứng nhận này.
Tiêu chí |
Yêu cầu |
Đảm bảo nguồn đất và nước |
Quản lý đất: Doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp quản lý đất bền vững, bao gồm luân canh cây trồng, bảo vệ đất khỏi xói mòn và duy trì độ phì nhiêu của đất. Sử dụng nước hiệu quả: Yêu cầu sử dụng nước một cách hiệu quả và bền vững, bao gồm việc đo lường và ghi chép lượng nước sử dụng, cũng như áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước. Bảo tồn đa dạng sinh học: Doanh nghiệp phải có kế hoạch bảo tồn và tăng cường đa dạng sinh học trong khu vực sản xuất. Quản lý chất thải: Yêu cầu có kế hoạch quản lý chất thải toàn diện, bao gồm việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. |
Độ an toàn, nguồn gốc rõ ràng của giống cây trồng |
Chỉ sử dụng giống cây trồng có nguồn gốc rõ ràng: Giống cây trồng sử dụng cần có giấy kiểm tra đảm bảo độ an toàn và nguồn gốc của giống cây. |
Chỉ sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong danh sách cho phép |
Quản lý sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ được sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được phép, và phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn sử dụng. Kiểm soát dư lượng: Phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm không vượt quá giới hạn cho phép. |
Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc |
Hệ thống truy xuất nguồn gốc: Doanh nghiệp phải thiết lập một hệ thống cho phép xác định nguồn gốc của sản phẩm ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất và phân phối. Nhận diện lô hàng: Mỗi lô hàng phải được gắn một mã nhận diện duy nhất, cho phép truy xuất nguồn gốc đến tận cấp độ trang trại và thời gian thu hoạch. Quy trình thu hồi sản phẩm: Doanh nghiệp phải có một quy trình rõ ràng để thu hồi sản phẩm không an toàn hoặc không đạt chất lượng khỏi thị trường. |
Các tiêu chuẩn khác |
Doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo các hệ thống quản lý sau:
|
Doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp quản lý đất bền vững
3. Những lợi ích khi doanh nghiệp được cấp chứng nhận
Sau khi doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu cần thiết và được cấp chứng nhận GLOBAL GAP. Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích quan trọng như:
3.1 Doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang nước ngoài
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc có chứng nhận GLOBAL GAP đó là doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới. Chứng nhận này chứng minh rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, giúp họ dễ dàng tiếp cận các thị trường khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng.
Chứng nhận GLOBAL GAP cũng giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chứng nhận là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tự tin khẳng định về chất lượng sản phẩm của mình. Điều này giúp sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng thông quan nhanh hơn, giảm thiểu nguy cơ bị từ chối do không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Ngoài ra, sản phẩm đạt chứng nhận GLOBAL GAP thường được bán với giá cao hơn trên thị trường, nhờ vào chất lượng đã được chứng nhận. Lợi thế này giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các nhà cung cấp khác, đặc biệt là ở những quốc gia có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Quá trình đạt được GLOBAL GAP cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp quản lý trang trại hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và tính bền vững trong sản xuất.
GLOBAL GAP giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác
3.2 Gia tăng chất lượng và độ uy tín
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn GLOBAL GAP không chỉ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn tăng cường uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Khách hàng và đối tác sẽ tin tưởng hơn vào sản phẩm của một doanh nghiệp được chứng nhận, từ đó tạo nên một hình ảnh tích cực và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Đặc biệt, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về nguồn gốc và chất lượng thực phẩm. Do đó, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh. Chứng nhận GLOBAL GAP chính là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng uy tín cho thương hiệu của mình.
Việc tuân thủ tiêu chuẩn GLOBAL GAP giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín của mình trên thị trường
3.3 Đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài
Trong xu thế hội nhập kinh tế, việc có chứng nhận GLOBAL GAP cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng yêu cầu của các đối tác nước ngoài. Đặc biệt là khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế không chỉ là một lợi thế mà còn là một yêu cầu cần thiết để duy trì và mở rộng quan hệ thương mại.
Các tiêu chuẩn GLOBAL GAP tập trung vào việc sử dụng bền vững các tài nguyên, chẳng hạn như nước, đất và năng lượng. Bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp có thể giảm tác động của mình lên môi trường và cải thiện hiệu quả năng lượng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đóng góp vào tương lai bền vững hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp khi có chứng nhận còn có một số ưu điểm đặc biệt như được hỗ trợ trong quá trình xin vay vốn từ ngân hàng, thu hút nhân tài chất lượng cao. Thậm chí là nhận được các hỗ trợ từ chính phủ trong việc phát triển nông nghiệp bền vững.
Việc có chứng nhận GLOBAL GAP cũng giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài
4. Đơn vị chứng nhận Globalgap cần thực hiện theo quy trình nào?
Để được cấp chứng nhận GLOBAL GAP, các doanh nghiệp cần liên hệ và thực hiện qua các đơn vị chứng nhận uy tín. Thông thường quá trình này sẽ diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng, chỉ gồm 5 bước sau:
-
Bước 1: Đầu tiên, doanh nghiệp cần tải về các tài liệu cần thiết được ban hành bởi GLOBAL GAP tại trang web chính thức của đơn vị (globalgap.org).
-
Bước 2: Doanh nghiệp cần thực hành áp dụng các điểm kiểm soát cần thiết trong Control Point and Criteria Compliance (CPCCs)
-
Bước 3: Sau đó, doanh nghiệp sẽ tự tiến hành đánh giá nội bộ/ kiểm tra theo các điểm kiểm soát của GLOBAL GAP.
-
Bước 4: Khi đã hoàn tất toàn bộ quá trình kiểm tra và tự đánh giá nội bộ. Nếu toàn bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp đạt yêu cầu theo thang điểm kiểm soát của GLOBAL GAP Doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký chứng nhận GLOBAL GAP với tổ chức chứng nhận
-
Bước 5: Đơn đăng ký nhận chứng chỉ GLOBAL GAP sẽ được phê duyệt nếu doanh nghiệp tuân thủ 100% các điểm Chính yếu (Major Must) và ít nhất 95% các điểm Thứ yếu (Minor Must). Chứng nhận này sẽ có hiệu lực 1 năm và cần phải tái đăng ký để tiếp tục duy trì chứng chỉ.
Quy trình xin cấp chứng nhận GLOBAL GAP bao gồm 5 bước
5. Địa chỉ đăng ký chứng nhận GLOBAL GAP uy tín
Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận GLOBAL GAP. Trong GCDRI là một tổ chức uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm tại Tp. Hà Nội. Đơn vị đã hợp tác và hỗ trợ nhiều đối tác lớn như
-
Công ty TNHH Ngọc Diệp.
-
Công ty cổ phần thương mại và sản xuất nội thất The One.
-
Công ty TNHH Dương Nhật.
-
Công ty TNHH MTV Viet Sun Birdnest,…
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về các tiêu chuẩn quốc tế, GCDRI cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng, giá trị và hiệu quả nhất. Qua việc hợp tác với GCDRI, các doanh nghiệp không chỉ đạt được chứng nhận GLOBAL GAP mà còn được hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng và các giải pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
GCDRI là một tổ chức uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các doanh nghiệp
Tóm lại, việc đạt chứng nhận GLOBAL GAP không chỉ là một yêu cầu mà còn là một cơ hội và lợi ích lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới dịch vụ tư vấn chứng nhận GLOBAL GAP thì hãy liên hệ GCDRI để được hỗ trợ giải đáp ngay nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
-
Địa chỉ trụ sở: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông Green Park, Số 1 Đường Trần Thủ Độ , Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.
-
Website: https://chungnhantoancau.vn/
-
Hotline: 0904.889.859 – 0908.060.060
-
Email: chungnhantoancau@gmail.com